khu-di-tich-lang-le-bau-co
27
Th9

Toàn cảnh khu di tích Láng Le Bàu Cò – bằng drone (flycam)

Khu di tích Láng Le Bàu Cò là một khu di tích lịch sử cách mạng tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP. HCM.

Khu di tích Láng Le Bàu Cò

Khu di tích này nằm trên địa bàn xã Tân Nhựt, một xã thuộc ngoại thành Tp. HCM. Cách trung tâm TP. HCM tầm 20 km. Nơi đây từng diễn ra các trận đánh trong chiến tranh chống Pháp.

Hiện tại khu này đã thành lập một khu di tích lịch sử và một đài tưởng niệm. Năm 2013, Khu di tích lịch sử Láng Le-Bàu Cò được trùng tu với hơn 29 tỉ. Năm 2019 xây dựng khu đài tưởng niệm ở phía đối diện rất hoành tráng với kinh phí xây dựng lớn.

Ngày nay, khu di tích này là nơi lui tới của rất nhiều học sinh, cán bộ trên địa bàn huyện Bình Chánh.

Lịch sử trận Láng Le Bàu Cò

Trận Láng Le-Bàu Cò (ngày 15-4-1948) ở vùng đất phía Tây Nam thuộc Sài Gòn. Nơi đây thuộc khu căn cứ Vườn Thơm. Trong lịch sử đã ghi nhận nơi đây là một trong những trận đánh vang dội mang ý nghĩa biểu tượng cho vùng đất, con người Bình Chánh.

khu-di-tich-lang-le-bau-co-moi-xay-dung

Nơi đây xưa là đồng bưng rộng lớn, lau sậy mọc um tùm, thuộc khu căn cứ Vườn Thơm – Bà Vụ (huyện Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn), nằm ở cửa ngõ phía tây nam Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 15 tháng 4 năm 1948, thực dân Pháp đã đưa 3.000 quân tinh nhuệ với nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại đồng loạt tấn công khu vực Láng Le – Bàu Cò nhằm tiêu diệt căn cứ Vườn Thơm. Trong khi đó, lực lượng vũ trang cách mạng tại Láng Le – Bàu Cò bấy giờ trang bị thô sơ, lực lượng nhỏ, chỉ có 4 đại đội của Trung đoàn 308, Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Quốc vệ đội

Nguồn Wikipedia

Đây là một chiến công góp phần vào những thắng lợi quan trọng trong lịch sử. Vùng đất Tân Tạo, Tân Túc, Tân Kiên, Tân Nhựt ngày đó chỉ có rừng, sông… vô cùng hẻo lánh nhưng đạo tạo được chiến công vang dậy một thời.

khu-di-tich-lang-le-bau-co
Khu di tích Láng Le Bàu Cò

Tân Nhựt phát triển thành xã nông thôn mới

Ngày nay, xã Tân Nhựt đã trở thành xã nông thôn mới. Theo đó, đây là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

xa-tan-nhut
Xã Tân Nhựt nhìn từ trên cao

Đây là tiêu chí quan trọng để vận động người dân sống tại nông thôn cùng xây dựng thôn, xã, gia đình một cách khang trang, sạch đẹp theo hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nhờ chuyển đổi cơ chế kinh tế của ngành nông nghiệp địa phương, từ trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang các mô hình kinh tế cao, đã giúp cho cuộc sống người dân ngày càng phát triển. Cho đến nay, đã có hơn 600 hộ nông dân đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ ngành nông nghiệp.

Tổng diện tích chuyển đổi là hơn 274 ha đất kém hiệu quả. Các mô hình này đã giúp người dân tăng thu nhập phát triển nhiều mô hình hay. Hội nông dân của xã ngày càng hoạt động hiệu quả, nâng cao vị thế cho người dân.

Tuyến đường liên xã được mở rộng, cải thiện năng lực giao thông vận tải của người dân.

Toàn cảnh khu di tích Láng Le Bàu Cò và xã Tân Nhựt từ drone (flycam)

Một số dịch vụ của chúng tôi:

4.7/5 - (3 bình chọn)